Sự thật về ngày Ông Công Ông Táo về trời

Ông công ông táo về trời

Mỗi năm, ngày 23 tháng Chạp âm lịch đánh dấu một phong tục thiênh liêng trong đời sống tâm linh của người Việt – ngày Ông Công Ông Táo về trời. Theo truyền thuyết, các vị Táo quân được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để quản lý bếp núc, đất đai và ghi chép mọi hoạt động của gia đình trong một năm. Cuối năm, các Táo trở lại thiên đình để báo cáo Ngọc Hoàng.

LỄ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO KHÔNG CHỈ CÓ TẠI VIỆT NAM

Phong tục cúng Táo quân không chỉ xuất hiện tại Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, tại từng quốc gia, phong tục này được thực hiện với những nghi lễ độc đáo và mang bản sắc văn hóa riêng.

SỰ KHÁC BIỆT VỀ THỜI GIAN CÚNG GIỮA BẮC - TRUNG - NAM

  • Miền Bắc: Người dân miền Bắc thường làm lễ cúng từ khá sớm, có thể bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp và hoàn tất muộn nhất trước 12h trưa ngày 23. Theo quan niệm dân gian, sau 12h trưa ngày 23, các Táo đã lên trời và không còn ở dương gian để nhận lễ.

  • Miền Trung: Thời gian cúng thường diễn ra vào đêm 22, rạng sáng ngày 23. Gia chủ sẽ thay cát trong bát hương và lau dọn bàn thờ Táo quân trước khi cúng.

  • Miền Nam: Người miền Nam thường làm lễ vào buổi tối ngày 23, từ 20h đến 23h. Họ quan niệm rằng chỉ sau khi cả nhà dùng xong bữa tối và bếp không còn hoạt động, các Táo mới chính thức được tiễn về trời.

MÂM CỖ ĐA DẠNG THEO VÙNG MIỀN

  • Miền Bắc: Mâm cỗ cúng đủ các món truyền thống như xôi, gà luộc, giò chả, canh măng, nem... Đặc biệt, nhiều gia đình còn chuẩn bị xôi chè, thường là chè bà cốt.

  • Miền Trung: Bên cạnh các món ăn truyền thống, một số gia đình ở Huế và Hội An còn cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu sau ngày 23 tháng Chạp. Món cá thu hoặc cá ngử thường xuất hiện trong mâm côm.

  • Miền Nam: Mâm cỗ miền Nam mang dáng dấp giao thoa với miền Bắc, gồm các món mặn như nem, giò, gà luộc. Điểm khác biệt là họ thêm kẹo vềng đen hoặc đậu phộng.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN VỀ TRỜI CỦA ÔNG TÁO

Người dân miền Bắc thường sẽ dùng cá chép làm đồ cúng lễ. Cá chép ở đây là cá chép sống hoặc cá chép giấy tuỳ theo hộ gia đình. Sau khi thắp nhang, cúng bái hoàn tất, gia chủ sẽ tiến hành phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ, sông gần nhà. Tại miền Trung Việt Nam, thay vì cúng cá chép, người dân ở đây thường cúng Táo quân một con ngựa giấy có đủ bộ yên cương, không cúng áo mũ cho các Táo như người miền Bắc. Đối với các gia đình tại miền Nam, thông thường người dân sẽ cúng bằng mũ, áo và một đôi hia bằng giấy.​

Kết Luận

Ngày Ông Công Ông Táo không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là cơ hội để gia đình sum vầy, nhìn lại một năm đã qua và hướng đến những điều tốt lành trong năm mới. Phong tục này chính là minh chứng cho sự phong phú, đắm đà nét văn hóa độc đáo của người Việt.

Share:

Tin tức liên quan

Get 50% Discount.

Lorem, ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Exercitationem, facere nesciunt doloremque nobis debitis sint?